Chi phí để mở tiệm tạp hóa diện tích 50 m2 sẽ rơi vào khoảng 250 – 400 triệu. Chi phí này dùng để thuê mặt bằng, nhập hàng, lắp đặt trang thiết bị và thuê nhân viên bán hàng. Lưu ý chi phí này chưa bao gồm các phát sinh khác. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trả lời cho bạn câu hỏi mở cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu vốn nhé.
Chi tiết mở cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu vốn
– Thuê mặt bằng: 20 – 30 triệu tại thành phố lớn, chi phí này ở nông thôn thấp hơn khoảng 10- 15 triệu
– Vốn nhập hàng hóa ban đầu: 200 – 300 triệu, vốn tùy thuộc vào mặt hàng, chủng loại, tính đa dạng của hàng hóa.
– Kệ trưng bày: 20 – 40 triệu ( kệ đôi, kệ áp tường, móc treo, rổ mì…)
– Phụ kiện hỗ trợ bán hàng như bàn thu ngân, máy tít, máy tính, máy in hóa đơn, đầu đọc mã vạch, phần mềm bán hàn, tủ để đồ của khách: 20- 40 triệu
– Biển quảng cáo, banner trang trí không gian cửa hàng: 5 – 12 triệu
– Chi phí quảng cáo, maketing (nếu có): 2 – 5 triệu
– Chi phí thuê nhân viên: 3 – 6 triệu/ tháng
– Chi phí khác: đây là khoảng chi phí dự trù không thể đong đếm chính xác. Tuy nhiên bạn cần chuẩn bị để ứng phó với các tình huống như thay đổi về giá cả, hư hỏng, hết hạn, hao mòn…
Còn bây giờ khi đã biết số vốn cần chuẩn bị để mở cửa hàng rồi hãy tham khảo các bước quan trọng cần làm dưới đây.
Các bước mở cửa hàng tạp hóa
Bước 1: Nghiên cứu thị trường
Bước đầu tiên mà tất cả những chủ cửa hàng tạp hóa cần quan tâm đó là việc: “nghiên cứu thị trường”. Bạn có thể hiểu đơn giản nghiên cứu sẽ gồm các công việc lựa chọn, phân tích mục tiêu, khách hàng, đối thủ, đưa ra đánh giá và nhận định xu hướng sắp tới.
Mỗi khu vực sẽ có đặc điểm thị trường khác nhau và nó quyết định sự thành công của việc bán tạp hóa.
Ví dụ nếu trên khu vực có 3 – 4 cửa hàng tạp hóa rồi thì việc mở thêm một cửa hàng nữa của bạn sẽ gặp nhiều khó khăn, cạnh tranh lớn.
Bước 2: Chọn địa điểm phù hợp
Chọn địa điểm mở cửa hàng tạp hóa rất quan trọng. Có rất nhiều yếu tố bạn cần quan tâm nhưng quan trọng nhất khi chọn địa điểm chính là phải khảo sát được nhu cầu tiêu dùng ở khu vực đó. Hiểu đơn giản tức là mật độ dân số tại khu vực bạn muốn mở cửa hàng có đông không? Họ sẽ mua hàng của bạn chứ? Đây có phải là một nơi đang phát triển? Ngoài ra thì cần quan tâm đến hợp đồng thuê mặt bằng là bao nhiêu?..
Lưu ý: Hãy chọn những nơi thuận tiện đi lại, dân cư đông đúc, gần trường học, chung cư, bệnh viện, ngã ba và tránh ngõ hẻm góc khuất. Mặt bằng phải có chỗ để xe cho khách hàng.
Kinh nghiệm:
Khi thuê mặt bằng hãy quan tâm đến cơ sở vật chất của căn nhà đó. Nó có quá cũ hay không, nếu còn mới hoặc có thể tu bổ thành mới dễ dàng thì mới nên mua.
Hợp đồng thuê nhà nên ký dài hạn, chẳng may chủ nhà đổi ý bạn sẽ phải chuyển địa chỉ rất bất tiện và kinh doanh thua lỗ gần như chắc chắn. Nếu được tốt nhất nên ký hợp đồng 10 năm, 15 năm. Sau đó tu bổ lại trước khi kinh doanh tại đó.
Không phải cứ ngã ba, gần trường học và đông dân cư thì mở tiệm tạp hóa sẽ phát triển. Bạn cần nghiên cứu thật kỹ người dân xung quang khu vực này bào gồm: thói quen mua sắm, thu nhập bình quân, công việc, độ tuổi,… Từ đó đặt ra câu hỏi có nên mở một cửa hàng tạp hóa ở đây không? Liệu khi mở ra những người này có mua hàng hay họ sẽ tìm đến siêu thị hoặc chợ lớn?
=> Có rất nhiều điều cần cân nhắc trước khi thuê một mặt bằng để bán quán tạp hóa. Hãy nghiên cứu thật kỹ thấy được sự tiềm năng, sự phát triển ở tương lai gần như thế nào. Nếu bạn không cảm nhận được điều này thì đừng nên chọn mặt bằng đó hãy tìm một nơi khác.
Bước 3: Tìm và nhập hàng tốt giá rẻ
Việc tìm kiếm nguồn hàng và nhập hàng là vô cùng quan trọng. Đó là lý do tại sao Luxsion muốn chia sẻ với bạn những kinh nghiệm tìm nguồn hàng và nhập hàng giá rẻ đầu tiên. Một số lưu ý sau sẽ giúp bạn rất nhiều:
+ Phải bắt tay với nhiều nhà cung cấp: giúp bạn không bị lệ thuộc và có thể xoay vòng nhập hàng hóa dễ dàng
+ Chắc chắn có thể giảm giá nhập hàng: chỉ cần bạn khéo léo chắc chắn sẽ giảm giá nhập hàng, điều này khiến bạn bán hàng lãi cao hơn
Hiện tại công ty Minh Hưng cũng đang phân phối rất nhiều mặt hàng thời trang cũng như các sản phẩm hàng tiêu dùng. Ưu điểm khi nhập hàng của Minh Hưng đó là sản phẩm chất lượng, nhưng giá không quá cao và hơn hết là được đổi trả. Như vậy sẽ giúp cho các cửa hàng tạp hóa yên tâm về sản phẩm cũng như yên tâm bán hàng ko sợ tồn đọng các sản phẩm khó bán.
+ Không nên nhập hàng quá nhiều tránh tình trạng tồn hàng
Khi tìm kiếm nguồn hàng tạp hóa cần nắm vững hai tiêu chí: “chất lượng tốt” và “giá thành rẻ”.
– Chất lượng hàng tốt sẽ giúp bạn giữ chân khách hàng, mua một lần và mãi mãi. Nếu bán hàng “dởm” thì bạn chỉ bán được một lần mà thôi. Đây là cái “hố chết” khi kinh doanh mà nhiều người mắc phải. Đừng bao giờ có suy nghĩ chỉ bán hàng một lần hoặc ăn sổi, cửa hàng của bạn sẽ nhanh chóng sụp đổ cho mà xem.
– Giá thành rẻ sẽ đem về cho bạn nhiều lợi nhuận trên mỗi đơn hàng. Cùng là hàng tốt nhưng chỗ nhập 4500 vnđ và chỗ nhập 4000 vnđ thì hãy chọn bên 4000 vnđ để khi bán có được lãi cao nhất.
Lưu ý: Khi tìm nhập hàng đừng bỏ qua những mặt hàng bán chạy. Đây chính là mấu trốt của việc phát triển cửa hàng giai đoạn đầu. Nếu không có những mặt hàng này số vốn của bạn sẽ không thể xoay vòng. Tiền vốn sẽ mắc kẹt với những mặt hàng tiêu thị kém. Nó sẽ trở thành một con dao trí mạng có thể đâm bạn bất kỳ lúc nào.
Bước 4: Trưng bày & sắp xếp hàng tạp hóa
Việc trưng bày và sắp xếp hàng hóa cho cửa hàng rất quan trọng. Nó giúp bạn quản lý bán hàng tốt hơn, khách hàng dễ mua sắm, tiết kiệm không gian diện tích cho cửa hàng,vv..
Hãy sắp xếp hàng hóa theo nguyên tắc, có sự khoa học và phải thu hút khách hàng. Những mặt hàng nào cần để bên trên, mặt hàng nào cần để bên dưới, mặt hàng nào bán chạy cần được bày ra ngoài,…
Bước 5: Nhập hàng hóa vào máy tính quản lý
Bước tiếp theo bạn cần thực hiện đó là nhập các sản phẩm và hàng hóa mình đang bán vào máy tính. Như vậy bạn sẽ theo dõi việc bán hàng dễ dàng hơn. Cuối ngày, cuối tháng bạn sẽ có thể tổng kết doanh thu và doanh số. Kiểm tra hàng hóa tồn kho. Từ đó đưa ra những hoạt động phát triển tốt hơn.
Bước 6: Quản lý cửa hàng tạp hóa hiệu quả
Cuối cùng chính là bước quản lý cửa hàng tạp hóa của bạn sao cho hiệu quả.
Quản lý ở đây vừa là quản lý nhân viên, quản lý bán hàng, quản lý hoạt động nhập hàng và xử lý hàng tồn và thống kê báo cáo,…Làm sao để quán tạp hóa của bạn hoạt động nhịp nhàng. Luôn luôn ở trong thế chủ động, khi khách hàng đông bạn cũng giải quyết được, hàng tồn bạn cũng giải quyết được.
Sau đó hãy nghĩ đến việc đa dạng hóa mặt hàng, đáp ứng nhiều nhu cầu của khách hàng và cũng giúp bạn bán được nhiều hàng hơn phát triển cửa hàng hiệu quả.
Tạm kết: Đây là 6 bước cơ bản giúp bạn hình dung cách để mở một tiệm tạp hóa như thế nào? Trong chi tiết từng bước sẽ có rất nhiều những vấn đề nhỏ phát sinh ví dụ như nguồn hàng thì nhập ở đâu? thủ tục pháp lý để mở tiệm tạp hóa là gì?.. Để giải quyết những thắc mắc đó mời bạn đọc tiếp chương 2: giải đáp thắc mắc khi mở cửa hàng tạp hóa dưới đây.
Lựa chọn nhà cung cấp sản phẩm tạp hóa chất lượng
Kinh doanh quán tạp hóa sẽ trải qua 3 giai đoạn chính: Giai đoạn chuẩn bị -> Giai đoạn đầu hoạt động -> Giai đoạn ổn định. Việc lựa chọn hàng hóa chất lượng sẽ là bước khởi đầu giúp khách hàng đặt niềm tin vào bạn. Bạn thực sự đang là người rất may mắn khi đọc được bài viết này.
Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực cung cấp và phân phối hàng hóa bao gồm: áo thun nam nữ, khăn mặt, bàn chải, áo ba lỗ nam nữ, quần sịp, tất… Các sản phẩm có thương hiệu và xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng và uy tín. Chúng tôi – Emax tự tin là địa chỉ đáng tin cậy cho quý khách hàng có thể lựa chọn những sản phẩm tốt nhất cho cửa hàng mình.
Đội ngũ nhân sự của Emax luôn sẵn sàng lắng nghe và tư vấn nhiệt tình cho quý khách hàng. Vì đối với chúng tôi, hơn ai hết, chính khách hàng là nguồn động lực giúp chúng tôi ngày càng cố gắng và nỗ lực hơn trong tương lai.
Liên hệ ngay để nhận thông tin chi tiết:
Hotline: 0962.035.266
Hoặc điền link trực tiếp: https://mihu.vn/danh-sach-dang-ky-dai-ly/